Tháng giêng là tháng mấy, tháng chạp là tháng mấy? Cách ghi nhớ

0
1661

Ít nhiều chúng ta thường nghe ông bà cha mẹ hay gọi một tháng trong năm là tháng Giêng và tháng Chạp. Thường xuyên nhắc đến vào cuối mỗi năm đặc biệt là gần đến lễ Tết Nguyên Đán. Vậy tháng giêng là tháng mấy? Tháng chạp là tháng mấy? Vì sao lại gọi chúng bằng những cái tên như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!

Tháng chạp là tháng mấy?

Tháng chạp là cách gọi khác của Tháng 12 trong lịch âm. Hay nó còn có một cái tên gọi khác là tháng củ mật. Vậy tháng củ mật nghĩa là gì? Nói về nguồn gốc cái tên này thì phải kể đến văn hoá Trung Quốc ngày xưa. Bởi  trước đây văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng rất sâu sắc bởi nền văn hóa Trung Quốc. Cách gọi tháng Chạp bắt nguồn với 2 nguyên nhân sau: 

  • Chữ “Chạp” trong tháng Chạp là chữ Nôm bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Người Trung Quốc gọi tháng 12 là Lạp Nguyệt (Chữ Nguyệt là mặt trăng còn có nghĩa là tháng). Mà chữ “Lạp” còn miêu tả cho hành động đi “Chạp mả”, tức là đi dọn dẹp mồ mả cho tổ tiên. Nên vào cuối mỗi năm thường con cháu hay đến thăm viếng mộ là vậy.
  • Nguồn gốc tiếp theo là chữ “Lạp” trong tiếng Hán còn có nghĩa là “Thịt”. Là thực phẩm để tích trữ khi vào mua đồng để có thức ăn sử dụng. Việc tích trữ lương thực để có thể sử dụng cho ngày lễ Tết hay nghi lễ cúng bái tổ tiên, thần linh. 

thang-12-am-lich-thang-chap

Vậy tháng củ mật nghĩa là gì? 

Chữ “Củ mật” ở đây không phải ám chỉ các loại rau củ quả, mà đó là từ mượn của tiếng Hán. Từ “Củ” có nghĩa là củ soát, kiểm soát. Còn từ “Mật” có nghĩa là cẩn mật. Vậy từ củ mất ở đây chính là kiểm soát cẩn mật. Lý do được gọi là tháng củ mật bởi cuối mỗi năm, cứ vào tháng 12 âm lịch thì thường có nhiều “đạo chích”, kẻ trộm.

Mọi thứ cần phải giữ cẩn thận phòng trừ kẻ gian lấy mất. Thời điểm cận tết, mọi người bận rộn với công việc và lơ là cảnh giác. Lúc đó sẽ tạo cơ hội cho những siêu đạo chích hành nghề. Vậy nên tên tháng 12 âm lịch còn được gọi là tháng củ mật là nhằm nhắc nhở mọi người luôn cẩn thận, cẩn mật không là bị mất cắp.

Tháng giêng là tháng mấy?

Nếu tháng chạp là tháng 12 âm lịch, thì tháng giêng là tên gọi của tháng tiếp theo của năm mới, đó là  1 âm lịch. Nói về nguồn gốc thì cũng giống như tháng chạp, tháng giêng cũng bắt nguồn từ chữ Hán của người Trung Quốc. Chữ “giêng” có nguồn gốc từ chữ “Chính” trong tiếng Hán. Người Trung Quốc gọi tháng 1 là tháng Chính Nguyệt, là tháng chính, tháng đầu tiên của năm. Chữ “Chính” theo tiếng Nôm đọc có vần “iêng”. Theo thời gian đọc lệch âm thành chữ “Giêng”. Đến ngày nay tháng 1 âm lịch, người Việt gọi là Tháng Giêng (tháng không nhuận)

thang-1-am-lich-thang-gieng

Thường ông cha ta có câu “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Bởi tháng giêng có rất nhiều lễ hội được tổ chức. Đặc biệt lễ lớn nhất chính là tết Nguyên Đán.  Mọi người vào những ngày này sẽ được nghỉ ngơi, gác mọi công việc lại và cùng sum họp với nhau. Có rất nhiều tục lệ, lễ hội được tổ chức, mọi người đi cầu an để có sức khoẻ, bình an, may mắn.  Như các bạn thấy thì cứ đến ngày tết về, tất cả mọi người đều chuẩn bị những bữa cơm để cúng tổ tiên và sau đó quây quần ấm cúng bên nhau. Thời gian này còn diễn ra các hoạt động như vui chơi, du xuân, đi chùa cầu phúc….

Tháng Giêng và Tháng Chạp có ngày lễ gì đặc biệt?

Vào tháng Giêng và Tháng Chạp có rất nhiều ngày lễ đặc biệt được diễn ra và những ngày đó đều có những ý nghĩa quan trọng đối với người dân Việt Nam. Cụ thể là:

  • Ngày 23 tháng chạp: Đây là ngày ông Công, ông Táo lên trời . Ngày này mọi người thường tổ chức cúng lễ để tiễn ông Táo về trời, cầu mong cho gia đình luôn gặp nhiều điều tốt đẹp. Tuỳ vào vùng miền sẽ có những mâm cúng khác nhau và có cả tục thả cá chép để ông Táo có linh vật để cưỡi về trời.
  • Ngày 29 tháng Chạp (hoặc ngày 30 tháng Chạp): Là ngày Tết Niên cuối năm. Để kết thúc một năm cũ và đón năm mới thì thường mọi người sẽ tổ chức ngày tết niên cuối năm.  
  • Ngày tết Nguyên Đán: Diễn ra vào ngày 01, 02, 03 tháng 01 Âm lịch. Đây là ngày lễ Tết truyền thống lớn nhất của người Việt Nam. Đây là thời khắc bước sang một năm mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa linh thiên, văn hoá của người Việt. Thời gian này mọi người sum họp bên nhau, dành cho nhau những lời chúc tốt lành trong năm mới.
  • Ngày 15 tháng Giêng: Đây là rằm tháng Giêng, là ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Ngày này mọi người cũng chuẩn bị mâm cúng, hoa quả để cúng tổ tiên.

Tạm Kết

Với những chia sẻ như trên có thể sẽ giúp cho bạn thêm kiến thức để biết tháng chạp là tháng mấy, tháng giêng là tháng mấy. Nếu có ai đó hỏi bạn vì sao gọi tháng giêng là tháng ăn chơi hay tháng chạp là tháng củ mật. Thì sẽ không khó trả lời nếu như bạn đã đọc nội dung trên.  Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ những thông tin này đến với bạn bè và người thân của mình nhé!

Xem thêm: 

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận