Quốc tế thiếu nhi 1/6 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

0
887

Ngày Quốc tế Thiếu nhi có nguồn gốc và lịch sự ra đời rất đặc biệt. Nếu như các bạn không tìm hiểu sẽ không phải ai cũng biết sự hình thành và ý nghĩa của ngày lễ này. Ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết rõ hơn về ngày Quốc tế Thiếu cũng như ý nghĩa dành cho trẻ em trên thế giới. 

Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày gì?

Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày lễ đặc biệt dành cho trẻ em trên toàn thế giới. Đây là ngày lễ để các em có thể vui chơi, nhận những món quà từ người thân, gia đình. Ở Việt Nam ngày này còn được gọi là ngày Tết Thiếu nhi. 

ngay-quoc-te-thieu-nhi-1-6-la-ngay-gi

Vào hằng năm, quy định ngày 1/ 6 là ngày dành cho trẻ em trên thế giới và cả Việt Nam cũng hưởng ứng ngày này rất nhiệt tình. 

Độ tuổi thiếu nhi là bao nhiêu?

Các bạn đừng nhầm lẫn giữa hai câu hỏi “Quốc tế Thiếu nhi dành cho độ tuổi nào?” và “Thiếu nhi là bao nhiêu tuổi?”. Bởi ngày Quốc tế Thiếu nhi là dành riêng cho mọi trẻ ở lứa tuổi thiếu. Ngày này các em sẽ được vui chơi, được nâng niu và nhận yêu thương từ người lớn. 

Thông thường ngày này dành cho các bé từ 4 đến 14 tuổi, đây là độ tuổi mà trẻ có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh, từ việc bắt đầu chập chững chuẩn bị cho sự trưởng thành và đến việc có thể tự mình vui chơi.

 

Tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ nhỏ vẫn luôn non nớt và chưa có khả năng tự bảo vệ cho bản thân và rất cần thiết sự chăm sóc của người lớn. Chính vì thế ngày Quốc tế thiếu nhi cũng là dịp để nhắc nhở người lớn về trách nghiệm dành cho trẻ em trên toàn thế giới.

Nguồn gốc và sự hình thành nên ngày Quốc tế Thiếu nhi

Vì sao chọn ngày 1 tháng 6 là Quốc tế Thiếu nhi? Nói về nguồn gốc của ngày ngày, chắc ai cũng xót thương và đau lòng. Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, những tên phát xít Đức đã bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc).

Tại đây chúng bắt 173 người đàn ông và 196 phụ nữ bao gồm trẻ em. Một cuộc đày đọa man rợ diễn ra, chúng tàn sát 66 người và sau đó đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung. Man rợ hơn là 88 em đã chết trong phòng hơi đọc, còn 9 em đã đưa đi làm tay sai cho bọn chúng. Ngôi làng Li-đi-xơ  phút chốc không còn một ai. 

1-thang-6-la-ngay-gi

Không dừng ở đó, 2 năm sau vào ngày 10-6-1944, phát xít Đức lại tiếp tục dồn 400 người và nhà thờ tại thị trấn Ô-ra-đua của Pháp. Trong số 400 người đó có rất nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em. Bọn phát xít đã không còn tính người, chúng phóng hỏa đốt cháy nhà thờ khiến cho tất cả thiệt mạng một cách thảm khốc. 

Năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 6 /1 để làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Các yêu cầu được gửi đi nhằm đòi Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về cuộc sống, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc cho trẻ em.

Đến năm 1952 vào tháng 4 thì đã có cuộc họp quốc tế về bảo vệ thiếu nhi diễn ra ở thủ đô của Áo. Ở cuộc họp này yêu cầu tất cả Chính phủ các nước trên thế giới phải đưa ra luật bảo vệ quyền lợi, hạnh phúc, cho trẻ em, các bà mẹ. Cùng việc cấm tất cả các hình thức sử dụng trẻ em vào mục đích chiến tranh, khoa học.

Năm 1955, Đại hội phụ nữ, các bà mẹ ở các nước trên thế giới tố cáo âm mưu gây lại chiến tranh và đứng lên đấu tranh cho hòa bình của Thế giới.

Từ thời điểm đó cho đến này thì chính thức lấy ngày 1 /6 làm ngày Quốc tế Thiếu nhi. Không chỉ biểu dương lực lượng đấu tranh chống chiến tranh bảo vệ cho trẻ em, phụ nữ mà còn đem đến niềm vui, hạnh phúc, quyền lợi của trẻ em trên toàn thế giới.

Ý nghĩa của ngày Quốc tế Thiếu nhi

Cứ vào ngày 1 /6 hằng năm sẽ tổ chức ngày lễ lớn dành cho trẻ em trên thế giới. Ngày đó các em sẽ được nhận những món quà ý nghĩa, lời chúc tốt đẹp từ người thân, cha mẹ, ông bà. Cũng vào dịp này các bậc cha mẹ sẽ thể hiện tình yêu, quan tâm, chăm sóc đặc biệt hơn dành cho con cái. 

Không chỉ riêng gì các bậc cha mẹ, mà bất cứ người lớn nào cũng có trách nhiệm, tinh thần bảo vệ và chăm sóc tốt hơn cho mọi trẻ em.

Tìm hiểu về ngày Quốc tế Thiếu nhi ở Việt Nam

Trong việc tiên phong là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam ký kết văn kiện pháp lý Quốc tế đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em. Với nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Đến nay vào khoảng thời gian 15/5 đến 30/6 được coi là tháng hành động vì trẻ em Việt Nam.

ngay-quoc-te-thieu-nhi-1-6

Đầu tiên và 1/6/1950 vẫn  trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì Bác Hồ vẫn nhớ và nghĩ tới thiếu nhi cả nước . Bác còn gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng để lan tỏa niềm vui để các cháu. Đến nay cứ đến mỗi dịp tết thiếu nhi 1/6 thì ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” lại vang lên.

Sau khi chiến tranh kết thúc và giành độc lập, thì ngày 1 /6 trở thành lễ hội được thiếu nhi trong cả nước đón chờ. Và đây chính là ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc Việt Nam. Ngoài ngày 1 /6 thì còn có ngày  lễ Tết Trung thu vào 15 /8 âm lịch cũng là ngày hội đặc biệt dành cho trẻ em Việt Nam. 

Làm gì để ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa cho trẻ nhỏ?

Dẫu biết là ngày nào đi chăng nữa thì trẻ em vẫn luôn được bảo vệ và chăm sóc tốt nhất. Nhưng để có một ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa thì phía người lớn đã có rất nhiều cách giúp con cháu họ vui hơn. 

Tùy vào mỗi quốc gia sẽ có những hoạt động dành cho ngày Quốc tế Thiếu nhi. Một số nước sẽ tổ chức các hoạt động ngoài trời, ca hát, vui chơi, giải trí, tặng quà… Còn ở Việt Nam thì sẽ có các hoạt động như tổ chức tặng quà, làm lễ hội ở quảng trường, hội trường thôn…Riêng trong từng gia đình thì có thể là tổ chức ăn uống, làm tiệc gia đình, tặng bé các món quà mà trẻ yêu thích. Có thể là đồ chơi, thú bông, bánh kẹo,…tất cả những điều này sẽ làm các bé sẽ thích thú, vui vẻ, hứng khởi hơn rất nhiều.

Kết luận: Qua bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của ngày Quốc tế Thiếu nhi. Hãy để những thiên thần nhỏ luôn rạng ngời, hãy học giỏi chăm ngoan và sau này góp công cho đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp hơn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho các bậc phụ huynh. Hãy dành trọn tình yêu thương và sự quan tâm tới trẻ em, con cháu nhé các bạn!

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận