Ngày 5/5 là ngày gì, nguồn gốc & ý nghĩa tết đoan ngọ là gì

0
673

Hàng năm cứ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch thì người Việt lại tổ chức  lễ Tết Đoan Ngọ. Ngoài tết Nguyên Đán thì đây cũng là một trong những lễ hội Tết truyền thống của người dân Việt Nam.  Một cái tên rất dân dã dành cho ngày lễ này là Tết diệt sâu bọ. Vậy vì sao lại có cái tên đó. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc & ý nghĩa tết đoan ngọ là gì trong bài viết này nhé!

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Ngày 5/5 Âm Lịch hằng năm thực chất là ngày Tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương). Sở dĩ nó có cái tên này Là vì nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Không chỉ riêng gì Tết Đoan Ngọ mà một số lễ Tết truyền thống của Việt Nam cũng ảnh hưởng ít nhiều của đất nước Trung Hoa. Chữ Đoan Ngọ với từ “Đoan” có nghĩa là mở đầu, còn từ “Ngọ” có nghĩa là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng cho đến tầm 1 giờ chiều. Tức là khoảng thời gian mặt trời gần trái đất nhất (12h trưa – là giờ Ngọ), vậy nên Tết Đoan Ngọ sẽ được diễn ra vào buổi trưa. 

nguon-goc-va-y-nghia-tet-doan-ngo-la-gi

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc người ta gọi là Tết Trùng Ngũ. Vì được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 Âm Lịch,  hai con số 5 trùng nhau nên được gọi là trùng Ngũ. Không chỉ ở riêng Việt Nam và Trung Quốc đón tết Đoan Ngọ mà còn có nhiều quốc gia khác như Nhật Bản,Hàn Quốc…cũng đón ngày lễ này vào hằng năm.

Vì sao Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết diệt sâu bọ?

Sự tích Tết Đoan Ngọ được gọi là tết diệt sâu bọ Là dựa theo một câu chuyện trong dân gian. Vào năm đó, người dân rất vui mừng vì mùa màng bội thu cây trái sai trĩu quả, thóc lúa đầy kho. Nhưng ngay sau đó họ trở nên buồn rầu khi mà những đám sâu bọ ở đâu lần lượt kéo tới và phá hủy, ăn hết trái cây, khiến cho mùa màng bị ảnh hưởng. Đứng trước tình thế đó người dân không biết phải làm sao. Thế rồi bỗng nhiên có một ông lão xuất hiện,  ông ấy tên là Đôi Truân và ông nói sẽ chỉ cách cho người dân đuổi đám sâu bọ đó đi.

Cách làm đó chính là mỗi nhà sẽ làm một mâm cúng ảnh trên đó chỉ có trái cây và bánh tro. Sau khi cúng bái thì đánh sâu bọ liền bỏ đi ngay lập tức. Trước khi ông lão rời đi thì có để lại lời dặn dò rằng cứ mỗi năm vào đúng đúng 12 giờ (giờ Ngọ) ngày mùng 5 tháng 5 nên lập bàn cúng. Như vậy sẽ đuổi được sâu bọ, côn trùng và giúp cho mùa màng không còn bị ảnh hưởng nữa.

Để biết ơn ông lão thì mỗi năm người dân đều thực hiện theo lời dặn dò đó. Đồng thời đặt cho ngày lễ đó là Tết diệt sâu bọ.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Có rất nhiều quan điểm về ngày Tết Đoan Ngọ, Từ thuở xưa họ, ông cha ta đã có các tục lệ giết sâu bọ. Chẳng hạn như tục nhuộm móng chân móng tay, nhuộm răng, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo các lá ngải cứu để trừ tà, tục tắm rửa vào giờ Ngọ để gột rửa mọi thứ bụi bẩn. Tuy nhiên tục lệ này đã được dần xóa bỏ và chỉ giữ lại tục tắm nước lá để trừ đi bụi bẩn, những điều không may mắn.

Cũng theo như truyền thuyết kể lại thì đây là thời điểm trái cây đơm bông kết trái, để mùa màng bội thu thì cần chuẩn bị những vật cúng bái. Hoa quả, trái cây, bánh trái là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ. Điều này có ý nghĩa sẽ giúp cho mua màng của người dân thêm bội thu, tránh được những rủi ro, thất thoát.  

Một quan điểm nữa là trong cơ thể người luôn có những vi khuẩn, giun sán… Để có thể tiêu diệt hết bọn chúng thì có tục lệ uống rượu nếp, ăn các loại trái cây, hoa quả. Điều này giúp loại bỏ đi “sâu bọ” trong người, giữ cho sức khỏe luôn tốt. Có nhiều nơi còn có tục là vào ngày 5/5 trước khi dậy không được bước ra khỏi giường. Việc đầu tiên là phải súc miệng 3 lần cho sạch, sau đó là uống rượu nếp và tiếp đó là ăn trái cây. Điều này sẽ khiến cho sâu bọ bị say và chết đi. 

Mỗi nơi một phong tục nhưng chung quy lại Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, bày tỏ lòng thành đến đất trời khi cho người dân một mùa màng thuận lợi.

Ngày Tết Đoan Ngọ nên cúng gì? 

Vào ngày Tết Đoan Ngọ thì mỗi gia đình thường chuẩn bị một mâm cúng. Rất nhiều người thắc mắc trong mâm cúng đó thường có những món gì? Theo tục lệ của người Việt thì trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ hay có cơm rượu nếp, bánh tro, trái cây, chè… Tuy nhiên tùy vào vùng miền thì sẽ có những món ăn và đồ cúng khác nhau. Chẳng hạn:

Miền Bắc: Trong mâm cúng cho Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc thì thường có nhang (hương), vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa theo mùa (nhãn, vải, mận, ổi…), hoa cúng, xôi, chè, bánh tro…. 

tet-doan-ngo-cung-gi

Miền Trung: Trong mâm cúng cho Tết Đoan Ngọ của người miền Trung thì thường có các loại tương tự như người miền Bắc, tuy nhiên ngoài rượu nếp thì còn có thể thay thế bằng cơm rượu. Và đặc biệt, người Miền Trung thường cúng vịt. Đây cũng là một trong những đặc sản của vùng này. Vịt có thể làm nhiều món tùy vào mỗi gia đình thực hiện như luộc, hấp, nướng….

Miền Nam: Trong mâm cúng cho Tết Đoan Ngọ của người miền Nam thì cũng đủ các đồ như hương, hoa, trái cây, rượu, bánh trái…Bên cạnh đó có loại chè không thể thiếu là chè trôi nước và bánh ú… Dù là có phần giống nhau nhưng hương vị của các vùng miền thì lại khác biệt. 

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình thì có thể sẽ có thêm những món mặn để bày biện mâm cỗ được tươm tất hơn. Đồ cúng được cúng vào vào khoảng 11 giờ sáng cho tớ 1 giờ chiều ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Sau khi cúng xong thì mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để cùng thưởng thức hương vị của ngày lễ này. 

Với những chia sẻ như trên hi vọng giúp các bạn hiểu hơn về Tết Đoan Ngọ là gì, hay phải lựa chọn gì để cúng Tết Đoan Ngọ.  Như người Việt có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy nên cứ đến dịp lễ này các bạn hãy giữ lấy phong tục của ông cha ta để lại nhé!

Xem thêm:

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận