Đối với những ai yêu thích và có niềm đam mê về thiên văn học thì có lẽ sẽ quan tâm đến các sao trong hệ mặt trời. Để biết thêm về các hành tinh và đặc biệt là tìm hiểu về Jupiter là sao gì, thì hãy cùng chúng tôi khám phá một số thông tin dưới đây nhé!
Contents
Jupiter là sao gì trong hệ mặt trời?
-
Jupiter là sao gì trong hệ mặt trời?
Jupiter là Sao Mộc, đây là hành tinh thứ 5, lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Đây là hành tinh khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khí hiđrô và heli. Ngay cả lớp ngoài cùng cũng là những lớp mây có độ cao khác nhau.
Một số thông tin về Sao Mộc là:
- Bán kính trung bình của Sao Mộc là 69.911km, xấp xỉ 1/10 bán kính Mặt Trời.
- Đường kính: 139.822 km.
- Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.
- Ngày: 9.8 giờ Trái Đất.
Sao Mộc (Jupiter) được đặt theo tên một vị thần tối cao Zeus của Hy Lạp cổ đại. Đây là vị thần cai quản đỉnh Olympia, đồng thời cũng là thần sấm chớp. Do kích thước của Sao Mộc rất lớn, rất oai phong lẫm liệt nên người Hy Lạp đã đặt tên cho nó theo vị Thần Zeus. Trong tiếng La Mã, Zeus nghĩa là Jupiter.
-
Những phát hiện thú vị về Sao Mộc
- Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Bởi Sao Mộc nặng hơn Trái Đất 318 lần và gấp 2,5 tổng khối lượng của các hành tinh còn lại.
- Sao Mộc không đơn thuần là 1 “ngôi sao”. Nhiều người nghĩ rằng với cái tên gọi là Sao Mộc thì có nghĩa đó là một vì sao, nhưng thực chất ra thì nó là một hành tinh.
- Sao Mộc là hành tinh quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời. Vốn chỉ mất khoảng gần 10 tiếng để Sao Mộc tự quay quanh trục của chính mình, vận tốc quay của nó đạt khoảng 12.6km/s.
- Mây ở trên Sao Mộc dày khoảng 50km. Các đám mây ở đây có kích thước khổng lồ, chúng được hình thành từ các tinh thể Amoni vỡ ra.
- Sao Mộc có vệt đặc trưng là cam đỏ. Vệt lớn tạo ra trên Sao Mộc có màu cam đỏ là cơn bão xoáy nghịch có vị trí tại bán cầu Nam của hành tinh này.
- Sao mộc cũng có vành đai xung quanh hành tinh, có điều vành đai của nó hơi mờ nhạt và khó quan sát.
- Từ trường của Sao Mộc lớn hơn Trái Đất 14 lần
- Sao Mộc có tới 79 Mặt Trăng. Bạn có thể tin được không khi nói Sao Mộc có tận 79 Mặt Trăng? Nhưng đó là sự thật vì nó có đến 79 vệ tinh quay xung quanh, tuy là những vệ tinh này chưa được đặt tên. Những mặt trăng của nó thường có đường kính nhỏ hơn 10km.
- Sao Mộc đã được con người đưa tàu lên thăm dò 9 lần.
- Bạn có thể quan sát Sao Mộc bằng mắt thường mà không cần nhờ đến kính viễn vọng.
Những điều thú vị về tên các sao trong hệ mặt trời
Các bạn nên biết Sao Mộc (Jupiter) chỉ là một trong những hành tinh trong hệ mặt trời. Ngoài Sao Mộc ra thì còn có các hành tinh khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị về tên các vì sao trong vũ trụ cụ thể như sau:
-
Các sao trong hệ mặt trời?
Có bao nhiêu vì sao trong hệ mặt trời? Hệ mặt trời gồm có Mặt trời (Sun) và 8 hành tinh. Bao gồm:
- Sao Thủy (Tên tiếng anh là Mercury)
- Sao Kim (Tên tiếng anh là Venus)
- Trái đất (Tên tiếng anh là Earth)
- Sao Hỏa (Tên tiếng anh là Mars)
- Sao Mộc (Tên tiếng anh là Jupiter)
- Sao Thổ (Tên tiếng anh là Saturn)
- Sao Thiên Vương (Tên tiếng anh là Uranus)
- Sao Hải Vương (Tên tiếng anh là Neptune)
Ngoài ra còn có thêm một hành tinh vừa mới phát hiện vào năm 2016. Đây là “ hành tinh thứ 9” lớn gấp 10 lần khối lượng Trái đất và lớn hơn 5000 lần khối lượng của sao Thiên Vương. Tuy nhiên hành tinh này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu trước khi khẳng định nó là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời.
-
Tên các vì sao trong hệ mặt trời
Mỗi hành tinh trong hệ mặt trời đều có một cái tên riêng biệt và mỗi cái tên đó đều gắn liền với nguồn gốc khác nhau. Cùng tìm hiểu về các tên gọi của các hành tinh ngay sau đây nhé các bạn!
1. Sao Thủy (Mercury)
Sao Thủy được đặt theo tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Vị thần này có tên là Hermes và điều đặc biệt đây là vị thần nhanh nhất của người La Mã, nên có nhiệm vụ liên lạc, đưa tin. Tên của ông được đặt cho Sao Thuỷ vì trên thực tế Sao Thủy chuyển động rất nhanh. Hành tinh này thực hiện một chu kỳ quỹ đạo thì chỉ mất 88 ngày Trái đất để quay quanh mặt trời.
2. Sao Kim (Venus)
Sao kim được đặt theo tên vị thần Venus – đây là Vệ nữ trong thần thoại La Mã, được xem là vị thần của tình yêu, tình dục, và phụ nữ. Theo nguồn gốc thì thần Venus được xem là mẹ của người La Mã. Con trai bà tên là Aeneas, là người sống sót trong cuộc chiến tranh thành Troy. Sao Kim được đặt theo tên của Vệ Nữ vì kí hiệu thiên văn học của ngôi sao này giống như ký hiệu sử dụng trong sinh học của giống cái.
3. Trái đất (Earth)
Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời. Trái Đất của chúng ta là một hành tinh nước vì có ⅔ được bao phủ bởi đại dương. Đây cũng là Hành Tinh duy nhất được biết đến có sự sống tồn tại. Trái Đất không có một tên gọi truyền thống nào của các vị thần dành cho nó. Tức là tên của hành tinh Trái Đất không bắt nguồn từ một vị thần nào của Hy Lạp, hay thần thoại La Mã. Chính xác thì thuật ngữ “Trái Đất” bắt nguồn từ tiếng Anh cổ và ngôn ngữ Thượng Đức. Từ “earth” có nguồn gốc từ thuật ngữ “eorþe” trong tiếng Anh Cổ. Còn từ “Eorþe” thì lại có nhiều nghĩa như “đất”, “mặt đất” hay “đất nước”. Trước đây theo ghi chép thì tiếng Đức ngày nay cũng là một phần của hệ ngôn ngữ trong tiếng Anh cổ. Chữ “Earth” và “eorþe” có liên quan đến từ tiếng Đức hiện đại “Erde”. Mà chữ “Erde” có nghĩa là “nền” “đất nền” “bụi bẩn”.
5. Sao Hỏa (Mars)
Sao Hỏa là hành tinh thứ 4 tính từ Mặt Trời, vì sao này có màu cam đỏ và dễ dàng nhận biết ngay khi nhìn qua kính viễn vọng. Sao Hỏa được đặt tên theo vị Thần chiến tranh Ares của người Hy Lạp hay là Mars trong tiếng La Mã. Vị Thần Mars là một trong những vị thần quan trọng nhất của người La Mã và ông ấy chỉ đứng sau thần Jupiter (thần Zeus) và thần Neptune (thần Poseidon). Thần Mars vị thần của chiến tranh, ngoài ra còn giữ vai trò là người bảo vệ nông nghiệp, tôn giáo, quân đội của người La Mã
6. Sao Mộc (Jupiter)
Như đã tìm hiểu ở phía trên thì Sao Mộc được lấy tên từ vị thần Zeus. Thần Zeus là vị thần trị vì các vị thần, cai quản đỉnh Olympia, đồng thời cũng là thần sấm chớp. Chính vì sức mạnh cũng như vị trí tối cao nhất vị thần này mang lại được đặt cho Sao Mộc. Bởi vì Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời. Mặc dù chúng ta hay gọi nó là “Sao” Mộc, nhưng khái niệm hành tinh vẫn phù hợp với sự oai phong của nó.
7. Sao Thổ (Saturn)
Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ 2 trong Thái Dương hệ sau Sao Mộc. Sao Thổ được đặt tên theo vị thần Cronus. Đây là vị thần của thời gian. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Cronus là một trong các vị thần khổng lồ Titan. Ông đã từng là người cai trị cho tới khi bị các con mình, trong đó có thần Zeus lật đổ và đưa ông xuống ngục tối vạn trượng Tartarus.
8. Sao Thiên Vương (Uranus)
Nếu Sao Mộc và Sao Thổ đã lần lượt được đặt tên theo vị thần Zeus và cha của Zeus-Cronus, thì Sao Thiên Vương được đặt tên theo vị thần Uranus – thần bầu trời và cũng là ông nội của thần Zeus. Sao Thiên Vương được phát hiện vào năm 1781, đây là hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời
9. Sao Hải Vương (Neptune)
Sao Hải Vương được đặt tên theo vị thần biển cả-Neptune của người La Mã, và ứng với thần Poseidon của người Hy Lạp. Bởi khi nhìn từ trái đất thì sao Thiên Vương hiện ra với màu xanh lam. Do là tầng ngoài khí quyển của hành tinh này chứa một lượng lớn khí Metan, nhìn giống như biển cả khổng lồ. Đây là hành tinh thứ 8 trong hệ mặt trời và Sao Hải Vương được phát hiện năm 1846.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã điểm danh hết các sao trong hệ mặt trời, đặc biệt trong đó các bạn đã biết Jupiter là sao gì rồi đúng không nào. Tên các vì sao trong hệ mặt trời thật là thú vị, và hãy ghi nhớ những cái tên cùng và các vị thần đi liền với hành tinh đó nhé!
Xem thêm:
Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất? Thứ tự các hành tinh
Năm ánh sáng là gì, 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?